Trang chủ Tiêu chuẩn đào tạo
Tiêu chuẩn đào tạo

Để đạt được các tiêu chí về chất lượng đầu ra, Khoa KHCB quyết tâm thực hiện các tiêu chuẩn về đào tạo các ngành học như sau:

  • Đào tạo chuyên ngành Tiếng Anh: Ngôn ngữ Anh (Cử nhân Anh văn)

1. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân ngành Tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có khả năng kết hợp kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, kỹ năng tiếng Anh và nghiệp vụ chuyên ngành cùng với· các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp có thể làm việc tốt trong môi trường doanh nghiệp quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

Chương trình giáo dục đại học ngành tiếng Anh sẽ:

- Cung cấp cho sinh viên kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội Anh – Mỹ làm nền tảng phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh.

- Cung cấp kỹ năng nói, nghe, viết và đọc tiếng Anh thành thạo để có thể giao tiếp thành thạo và làm việc trong các môi trường trong đó tiếng Anh được sử dụng thường xuyên.

- Cung cấp kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như kinh doanh thương mại, biên phiên dịch, giảng dạy..

- Trang bị cho sinh viên kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tiếp tục tự nâng cao năng lực, kiến thức, bước đầu nghiên cứu khoa học và có khả năng phát triển ở các cấp học cao hơn.

- Rèn luyện thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động cho sinh viên.

- Đặc biệt, sinh viên được trang bị các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp đa văn hóa để có thể làm việc tốt trong môi trường quốc tế, đáp ứng được nhu cầu xã hội trong quá trình hội nhập.

2. Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như nhân viên văn phòng (nhân sự, hành chính, kinh doanh, dịch vụ), thư kí, trợ lý Giám đốc, nhân viên chăm sóc khách hàng, lễ tân, biên dịch, phiên dịch, làm việc cho các cơ quan ngoại giao của chính phủ, các công việc liên quan đến thương mại xuất nhập khẩu, tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế…

  • Giảng dạy Anh văn không chuyên

Anh văn giao tiếp quốc tế (TOEIC)

- TOEIC (Test of English for International Communication) là bài thi đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế. Chương trình TOEIC do Viện khảo thí giáo dục Hoa kỳ - ETS thiết kế năm 1979 theo đơn đặt hàng của Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Nhật Bản. ETS được thành lập năm 1947 và có trụ sở tại Princeton, New Jersey, Hoa kỳ. ETS hiện là cơ quan đứng đầu thế giới về thiết kế, tổ chức các chương trình đánh giá ngôn ngữ quy mô lớn và nghiên cứu giáo dục. ETS đã biên soạn nhiều chương trình kiểm tra dạng trắc nghiệm đang được sử dụng phổ biến trên thế giới như: TOEFL, SAT, GMAT, GRE, TOEIC, TOEIC Bridge, Criterion…Với thang điểm rộng nhất, TOEIC có thể đánh giá mọi trình độ sử dụng Anh ngữ (từ sơ cấp đến mức độ thành thạo như người bản ngữ) phù hợp với tất cả các vị trí công việc, từ lao động giản đơn đến cấp quản lý.

- Ở trường Đại học Võ Trường Toản, chương trình tiếng Anh giao tiếp quốc tế áp dụng giảng dạy cho tất cả các bậc Đại học, Cao đẳng và Trung cấp giúp sinh viên có khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh thành thạo trong môi trường làm việc và giao tiếp có sử dụng tiếng Anh sau khi ra trường. Chuẩn đầu ra ở bậc Đại học là TOEIC 450 điểm, bậc Cao đẳng TOEIC 350 điểm và bậc Trung cấp TOEIC 300 điểm.

- Bên cạnh đó các bạn sinh viên đang học ở trường có thể tham gia câu lạc bộ Anh văn để trau dồi kiến thức tiếng Anh, các kỹ năng trong cuộc sống cũng như tham gia các hoạt động vui chơi giải trí có ích.

  • Đào tạo Ngành Cử nhân văn học

1. Mục tiêu đào tạo

Về kiến thức:

Sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu về Ngôn ngữ học, chữ Hán, chữ Nôm, Văn học Việt Nam, Văn học các nước Đông Nam Á, Văn học các nước Phương Tây. Từ nền tảng ngôn ngữ được học, người học sẽ được đào tạo chuyên sâu để mở rộng ngành nghề với các môn học như: Ngôn ngữ Báo chí, Báo viết, Biên tập Báo chí, Kĩ năng Tác nghiệp Báo chí, Nghiệp vụ Văn phòng, Nghiệp vụ Thư viện, Kĩ năng Phỏng vấn và Dẫn chương trình…. Ngoài ra, người học còn được trang bị những kiến thức xã hội và những kĩ năng mềm để đáp ứng yêu cầu công việc sau khi ra trường. Không chỉ thế, Trường còn tổ chức các lớp Nghiệp vụ sư phạm trong các kỳ hè để giúp SV có thêm cơ hội nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn về tài liệu giảng dạy:

Để chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy, mỗi giáo viên phải soạn thảo các tài liệu giảng dạy theo quy định của nhà trường trước khi bắt đầu lên lớp. Các tài liệu này bao gồm:

◦ Giáo trình yếu lược

◦ Xác định tài liệu giảng dạy chính (gồm tựa đề, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản)

◦ Tài liệu tham khảo và bài đọc thêm

◦ Bài tập về nhà

◦ Câu hỏi trắc nghiệm cho ngân hàng đề thi

◦ Trang web thông tin hỗ trợ cho việc dạy…

Các tài liệu trên phải được số hóa và đưa vào trang web Lớp học Điện tử của trường tại địa chỉ http://lms.vttu.edu.vn trước khi nhận lớp.

Tiêu chuẩn về giờ học lí thuyết:

Các giờ học lí thuyết phải được thực hiện trên giảng đường khu nhà học lí thuyết với sự kết hợp các phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại.

Tiêu chuẩn về giờ học thực tế:

Các giờ thực tế được tổ chức theo yêu cầu của từng môn học, tạo điều kiện để sinh viên tiếp xúc thực tế với những vấn đề cần quan sát, trải nghiệm để ứng dụng cho nghề nghiệp sau khi ra trường.

Đặc biệt trong ngành học này, sinh viên năm 3 sẽ được tham gia học tập môn học Thực tập – Thực tế ngoài trường với hành trình xuyên Việt hoặc các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên. Đây là môn học hữu ích giúp sinh viên được mắt thấy tai nghe những gì đã học và trải nghiệm một khoảng thời gian gắn kết bạn bè, thầy cô.  Với cách học này, sinh viên sẽ hiểu hơn về văn hóa vùng miền cũng như cung cách hành xử một cách bao quát, chọn lọc. Sau khi trải nghiệm môn học với cách học này, hầu hết sinh viên đều trưởng thành hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn cũng như định hướng cuốc sống và học tập tốt hơn.

Tiêu chuẩn về giao tiếp sinh viên:

100% giảng viên có lịch tiếp sinh viên trực tiếp mỗi tuần không dưới 2 giờ, đồng thời phải sử dụng diễn đàn trong quá trình giảng dạy nhằm tạo điều kiện giao tiếp giáo viên – sinh viên ở mức tối đa.

Tiêu chuẩn về đánh giá sinh viên:

Để tạo cho học viên có thói quen học tập thường xuyên trong suốt cả học kỳ, tránh tâm lý ỷ lại chờ đến kỳ thi mới học, Khoa yêu cầu 100% giáo viên tham gia giảng dạy phải có kế hoạch đánh giá sinh viên cụ thể trước khi lên lớp. Kế hoạch này phải đánh giá được các mặt sau: thái độ học tập, tinh thần tham gia lớp học, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ, bài tập về nhà, bài tập nhóm.

Về kỹ năng, thái độ và đạo đức nghề nghiệp:

Trong quá trình học, người học được trang bị những kỹ năng cơ bản và chuyên sâu của một số ngành nghề và kỹ năng mềm·để thích nghi với thực tế sau khi ra trường. Song song đó, họ cũng được rèn luyện trong môi trường giáo dục về thái độ và tư cách đạo đức để trở thành những công dân tốt, có ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.

2. Cơ hội nghề nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở một số lĩnh vực như: giảng dạy ở các trường Đại học, THPT; làm biên tập viên cho báo giấy, báo hình, báo mạng; biên tập viên cho các nhà xuất bản; biên kịch; nhân viên văn phòng, quản lí văn phòng hành chánh cho các cơ quan, doanh nghiệp; nhà hoạt động xã hội trong các tổ chức chính trị xã hội…

 
Bảng quảng cáo
TƯ VẤN TUYỂN SINH
Hotline: 08.1875.3636
PHIM GIỚI THIỆU
THÔNG TIN CHUNG
Đang online: 209 - Hôm nay: 1034 - Hôm qua: 1694 - Tuần này: 8719 - Tháng này: 34683 - Tổng cộng: 34165499
IP của bạn: 3.135.200.217 - Trình duyệt: Mozilla 5.0 - Hệ điều hành: