Trang chủ Thông báo Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người năm 2021
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người năm 2021

Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật và sự nguy hại của tội phạm mua bán người Trường Đại học Võ Trường Toản tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống mua bán người năm 2021.

phong_chong

Đường dây nóng phòng, chống mua bán người

Nguồn: http://pctnxh.molisa.gov.vn

Thực hiện Kế hoạch số 162/KH-BCĐ ngày 31/03/2021 của Ban chỉ đạo 138/CP về việc thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2021, Kế hoạch số 185/KH-BCĐ ngày 04/5/2021 của Ban Chỉ đạo 138/CP về triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” năm 2021.

Ngày 14/5 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 1978/BGDĐT-GDCTHSSV gửi đến các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng sư phạm về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người năm 2021.

1. Các hành vi bị nghiêm cấm

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

- Mua bán người theo quy định tại Điều 119, Điều 120 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

-  Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

- Cưỡng bức người khác thưc hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.

- Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.

- Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.

- Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.

- Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.

- Kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân.

- Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.

- Giả mạo là nạn nhân.

- Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật Phòng, chống mua bán người.

2. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người

- Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.

- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tai trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật.

- Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.

3. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bị nghiêm cấm

- Người thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che, dung túng, xử lý không đúng hoặc không xử lý các hành vi vi phạm bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người thì tùy theo mức độ mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Người giả mạo là nạn nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải hoàn trả khoản hỗ trợ kinh phí đã nhận.

4. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người năm 2021

Trường Đại học Võ Trường Toản yêu cầu các đơn vị tăng cường các hoạt động tuyêntruyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người cho học sinh, sinh viên trongnăm 2021 cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người cho học sinh, sinh viên trong năm 2021.

- Tổ chức đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh Covid 19. Đồng thời, bảo đảm thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức như là: tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên trong việc sử dụng mạng internet, viễn thông và mạng xã hội về việc tự bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường mạng, để không bị cá nhân, tổ chức lợi dụng khai thác thông tin thực hiện việc mua bán người.

- Xây dựng kế hoạch lồng ghép phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người cho học sinh, sinh viên vào các hoạt động do nhà trường tổ chức, các chuyên đề và trong “Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên”.

Năm 2021, Trường Đại học Võ Trường Toản tăng cường thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà Trường để nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của toàn thể cán bộ, nhân viên, học sinh sinh viên của Trường. Đồng thời, đảm bảo đúng quy định và yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19./.

 
Bảng quảng cáo
TƯ VẤN TUYỂN SINH
Hotline: 08.1875.3636
PHIM GIỚI THIỆU
Đang online: 286 - Hôm nay: 1021 - Hôm qua: 1447 - Tuần này: 7012 - Tháng này: 32976 - Tổng cộng: 34163792
IP của bạn: 3.144.42.221 - Trình duyệt: Mozilla 5.0 - Hệ điều hành: